KÝ GỬI NHÀ ĐẤT LIÊN HỆ: 0972 755 699

Nhà Đang Bán

[tintuc]

 Dịch Vụ Làm Hồ Sơ Sang Tên Nhà Đất Giá Rẻ Tại Mỹ Tho - Chỉ 1,5 Triệu Đồng



Bạn đang có nhu cầu sang tên nhà đất nhưng lo lắng về thủ tục phức tạp và chi phí cao? Hãy để Nhà Đất An Tâm giúp bạn!

Chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ làm hồ sơ sang tên nhà đất nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm nhất tại Mỹ Tho. Với phí dịch vụ chỉ 1,5 triệu đồng, bạn sẽ được:

  • Tư vấn chi tiết về quy trình và thủ tục sang tên nhà đất.
  • Hỗ trợ chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng, chính xác.
  • Giải quyết mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc sang tên.
  • Theo dõi và cập nhật tiến trình thực hiện cho bạn.

Tại sao nên chọn Nhà Đất An Tâm?

  • Uy tín: Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và làm hồ sơ nhà đất.
  • Chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên am hiểu pháp lý, tận tâm với công việc.
  • Giá rẻ: Cam kết chi phí dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường, chỉ 1,5 triệu đồng.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:

  • Công ty Nhà Đất An Tâm
  • Số điện thoại: 0972 755 699

Đừng để thủ tục phức tạp làm bạn mất thời gian và công sức. Hãy để Nhà Đất An Tâm giúp bạn hoàn thành mọi thủ tục sang tên nhà đất một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất!

[/tintuc]

Nhận xét

[tintuc]



[/tintuc]

Nhận xét

 [tintuc]

Thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang




TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang sẽ được lên thành phố từ 1.5.2024 theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Chiều 19.3, với 100% phiếu thuận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX.Gò Công và thành lập TP.Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1.5.2024.

Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Gò Công như sau: nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,36 km2 và quy mô dân số là 10.228 người của P.4 vào P.1. Sau khi nhập, P.1 có diện tích tự nhiên là 1,81 km2 và quy mô dân số là 19.589 người.

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 1,09 km2 và quy mô dân số là 9.992 người của P.3 vào P.2. Sau khi nhập, P.2 có diện tích tự nhiên là 1,80 km2 và quy mô dân số là 19.500 người.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành thành lập các phường thuộc TX.Gò Công, như thành lập P.Long Chánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,87 km2 và quy mô dân số là 8.596 người của xã Long Chánh. 

Thành lập P.Long Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,59 km2 và quy mô dân số là 10.380 người của xã Long Hòa. 

Thành lập phường Long Hưng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,51 km2 và quy mô dân số là 11.201 người của xã Long Hưng. Thành lập P.Long Thuận trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,45 km2 và quy mô dân số là 11.538 người của xã Long Thuận.

TP.Gò Công được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 101,69 km2 và quy mô dân số là 151.937 người của thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.

Sau khi sắp xếp như trên, TP.Gò Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: 1, 2, 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 3 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung.

Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 138 xã, 24 phường và 8 thị trấn.

TAND, Viện KSND TP.Gò Công, tỉnh Tiền Giang cũng được thành lập trên cơ sở các cơ quan này của TX.Gò Công.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sắp xếp tổ chức bộ máy, quyết định biên chế, số lượng thẩm phán, kiểm sát viên, công chức khác và người lao động của TAND, Viện KSND TP.Gò Công, tỉnh Tiền Giang theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được sắp xếp, thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi phù hợp với đơn vị hành chính quy định nghị quyết này kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

 [/tintuc]

Nhận xét

 [tintuc]

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất nhiều chính sách mới
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế các định hướng trong Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XIII, các Nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội.
Đặc biệt đã thể chế hóa 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung mới, cụ thể:
Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã quy định khoanh định, bố trí không gian sử dụng đất theo 3 khu vực gồm khu vực quản lý nghiêm ngặt, khu vực hạn chế và khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất.
Quy định kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất với không gian sử dụng đất và xác định vị trí, ranh giới, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến từng thửa đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định.
Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất
Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn.
Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.
Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất.
Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.
Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
Thể chế chính sách ưu đãi thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và các đối tượng chính sách.
Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất
Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.
Hoàn thiện các chế định về điều tiết của nhà nước để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.
Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất. Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.
Quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên quan đến đất đai
Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

 [/tintuc]

Nhận xét

 [tintuc]

1. Không đáp ứng đủ điều kiện chuyển nhượng đất

Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện chuyển nhượng đất như sau:

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

- Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất;

Quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai 2013.

- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

2. Thuộc trường hợp không được chuyển nhượng đất

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

(1) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

(2) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

(4) Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

3.  Không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng đối với hộ gia đình, cá nhân

Tại Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì:

Chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.

- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì:

Chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

- Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì:

Được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.




 [/tintuc]

Nhận xét

 [tintuc]

Đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào?

Khi đất không có Sổ đỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Vậy, đất không có Sổ đỏ được bồi thường không? Đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào?

Khi đất không có Sổ đỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Vậy, đất không có Sổ đỏ được bồi thường không? Đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào?

Đất không có Sổ đỏ có thể vẫn được bồi thường

Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.

Theo đó, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền hàng năm, có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp sẽ được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Vấn đề lớn nhất mà hộ gia đình, cá nhân gặp phải ở đây là không biết khi nào thửa đất mình đang sử dụng đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận.

Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18, 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Lưu ý: Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 vẫn được bồi thường; diện tích được bồi thường là diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng với điều kiện không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.



 [/tintuc]

Nhận xét

 [tintuc]

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy thì thực hiện thủ tục về đất đai như thế nào?
1 - Không cần xuất trình Sổ hộ khẩu
Theo Chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 04/11/2022, các quy định về xuất trình Sổ hộ khẩu sẽ được sửa đổi, bãi bỏ trong tháng 12/2022.
Trước đó, tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT cũng quy định:
Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai).
2 - Sử dụng giấy tờ khác thay thế Sổ hộ khẩu giấy
Hiện nay, các giấy tờ hợp pháp chứng minh thông tin về cư trú có thể sử dụng thay Sổ hộ khẩu khi thực hiện các thủ tục hành chính bao gồm:
Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
Thẻ Căn cước công dân gắn chip;
Tài khoản định danh điện tử;
Thông báo số định danh cá nhân.
Thông tin chi tiết: Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân dùng giấy tờ gì thay thế?
3 - Khai thác thông tin cư trú thông qua Căn cước công dân, VNeID
Bằng việc khai thác thông tin về cư trú thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan Nhà nước có thể khai thác thông tin của người dân theo các cách sau:
- Trích xuất thông tin trên con chip của thẻ Căn cước công dân bằng thiết bị đọc mã chuyên dụng;
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;
- Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;
- Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú;
- Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.


[/tintuc]

Nhận xét

tin tức bất động sản